Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

Các hàm cơ bản trong Excel

Các hàm cơ bản trong Excel. Với các hàm cơ bản trong Excel này bạn sẽ sử dụng Excel tốt hơn.
Những hàm cơ bản trong Excel này sẽ rất hữu ích với những bạn phải thường xuyên tiếp xúc với Microsoft Excel, nhất là kế toán. Hãy tham khảo các hàm cơ bản trong Excel ở dưới nhé.
cac-ham-co-ban-trong-excel
Những hàm cơ bản bạn nên biết trong Excel

CÁC HÀM CƠ BẢN TRONG EXCEL

I. HÀM LOGIC. 
1. Hàm AND:
Cú pháp:
AND (Logical1, Logical2, ….)
Các đối số:
Logical1, Logical2… là các biểu thức điều kiện.
Hàm trả về giá trị TRUE (1) nếu tất cả các đối số của nó là đúng, trả về giá trị FALSE (0) nếu một hay nhiều đối số của nó là sai.
Lưu ý:
- Các đối số phải là giá trị logic hoặc mảng hay tham chiếu có chứa giá trị logic.
- Nếu đối số tham chiếu là giá trị text hoặc Null (rỗng) thì những giá trị đó bị bỏ qua.
- Nếu vùng tham chiếu không chứa giá trị logic thì hàm trả về lỗi #VALUE!
Ví dụ:
=AND(D7>0,D7<5000)
2. Hàm OR:
Cú pháp:
OR (Logical1, Logical2…)
Các đối số: Logical1, Logical2… là các biểu thức điều kiện.
Hàm trả về giá trị TRUE (1) nếu bất cứ một đối số nào của nó là đúng, trả về giá trị FALSE (0) nếu tất cả các đối số của nó là sai.
Ví dụ:
=OR(F7>03/02/74,F7>01/01/2002)
3. Hàm NOT:
Cú pháp:
NOT(Logical)
Đối số: Logical là một giá trị hay một biểu thức logic.
Hàm đảo ngược giá trị của đối số. Sử dụng NOT khi bạn muốn phủ định giá trị của đối số trong phép toán này. 
II. NHÓM HÀM TOÁN HỌC. 
1. Hàm ABS:
Lấy giá trị tuyệt đối của một số
Cú pháp: ABS(Number)
Đối số: Number là một giá trị số, một tham chiếu hay một biểu thức.
Ví dụ:
=ABS(A5 + 5)
2. POWER:
Hàm trả về lũy thừa của một số.
Cú pháp: POWER(Number, Power)
Các tham số: 
- Number: Là một số thực mà bạn muốn lấy lũy thừa.
- Power: Là số mũ.
Ví dụ
= POWER(5,2) = 25
3. Hàm PRODUCT:
Bạn có thể sử dụng hàm PRODUCT thay cho toán tử nhân * để tính tích của một dãy.
Cú pháp:
PRODUCT(Number1, Number2…)
Các tham số: Number1, Number2… là dãy số mà bạn muốn nhân.
4. Hàm MOD:
Lấy giá trị dư của phép chia.
Cú pháp: MOD(Number, Divisor)
Các đối số: 
- Number: Số bị chia.
- Divisor: Số chia.
5. Hàm ROUNDUP:
Làm tròn một số.
Cú pháp:
ROUNDUP(Number, Num_digits)
Các tham số:
- Number: Là một số thực mà bạn muốn làm tròn lên.
- Number_digits: là bậc số thập phân mà bạn muốn làm tròn.
Chú ý:
- Nếu Num_digits > 0 sẽ làm tròn phần thập phân.
- Nếu Num_digits = 0 sẽ làm tròn lên số tự nhiên gần nhất.
- Nếu Num_digits < 0 sẽ làm tròn phần nguyên sau dấu thập phân.
6. Hàm EVEN:
Làm tròn lên thành số nguyên chẵn gần nhất.
Cú pháp: EVEN(Number)
tham số: Number là số mà bạn muốn làm tròn.
Chú ý:
- Nếu Number không phải là kiểu số thì hàm trả về lỗi #VALUE!
7. Hàm ODD:
Làm tròn lên thành số nguyên lẻ gần nhất.
Cú pháp: ODD(Number)
Tham số: Number là số mà bạn muốn làm tròn.
8. Hàm ROUNDDOWN:
Làm tròn xuống một số.
Cú pháp:
ROUNDDOWN(Number, Num_digits)
Các tham số: tương tự như hàm ROUNDUP. 
III. NHÓM HÀM THỐNG KÊ. 
A. Nhóm hàm tính tổng
1. Hàm SUM:
Cộng tất cả các số trong một vùng dữ liệu được chọn.
Cú pháp:
SUM(Number1, Number2…)
Các tham số: Number1, Number2… là các số cần tính tổng.
2. Hàm SUMIF:
Tính tổng của các ô được chỉ định bởi những tiêu chuẩn đưa vào.
Cú pháp:
SUMIF(Range, Criteria, Sum_range)
Các tham số:
- Range: Là dãy mà bạn muốn xác định.
- Criteria: các tiêu chuẩn mà muốn tính tổng. Tiêu chuẩn này có thể là số, biểu thức hoặc chuỗi.
- Sum_range: Là các ô thực sự cần tính tổng. 
Ví dụ:
= SUMIF(B3:B8,”<=10″)
Tính tổng của các giá trị trong vùng từ B2 đến B5 với điều kiện là các giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 10.
B. Nhóm hàm tính giá trị trung bình
1. Hàm AVERAGE:
Trả về gi trị trung bình của các đối số.
Cú pháp:
AVERAGE(Number1, Number2…)
Các tham số: Number1, Number2 … là các số cần tính giá trị trung bình.
2. Hàm SUMPRODUCT:
Lấy tích của các dãy đưa vào, sau đó tính tổng của các tích đó.
Cú pháp:
SUMPRODUCT(Array1, Array2, Array3…)
Các tham số: Array1, Array2, Array3… là các dãy ô mà bạn muốn nhân sau đó tính tổng các tích.
Chú ý:
Các đối số trong các dãy phải cùng chiều. Nếu không hàm sẽ trả về giá trị lỗi #VALUE.
C. Nhóm hàm tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất
1. Hàm MAX:
Trả về số lớn nhất trong dãy được nhập.
Cú pháp:
MAX-(Number1, Number2…)
Các tham số: Number1, Number2… là dãy mà bạn muốn tìm giá trị lớn nhất ở trong đó. Ví dụ.
2. Hàm LAGRE:
Tìm số lớn thứ k trong một dãy được nhập. 
Cú pháp:
LARGE(Array, k)
Các tham số:
- Array: Là một mảng hoặc một vùng dữ liệu.
- k: Là thứ hạng của số bạn muốn tìm kể từ số lớn nhất trong dãy. 
Ví dụ.
3. Hàm MIN:
Trả về số nhỏ nhất trong dãy được nhập vào.
Cú pháp:
MIN(Number1, Number2…)
Các tham số: Number1, Number2… là dãy mà bạn muốn tìm giá trị nhỏ nhất ở trong đó.
4. Hàm SMALL:
Tìm số nhỏ thứ k trong một dãy được nhập vào.
Cú pháp:
SMALL(Array, k)
Các tham số:
- Array: Là một mảng hoặc một vùng của dữ liệu.
- k: Là thứ hạng của số mà bạn muốn tìm kể từ số nhỏ nhất trong dãy.
D. Nhóm hàm đếm dữ liệu
1. Hàm COUNT:
Hàm COUNT đếm các ô chứa dữ liệu kiểu số trong dãy. 
Cú pháp:
COUNT(Value1, Value2, …)
Các tham số: Value1, Value2… là mảng hay dãy dữ liệu.
2. Hàm COUNTA:
Đếm tất cả các ô chứa dữ liệu.
Cú pháp:
COUNTA(Value1, Value2, …)
Các tham số: Value1, Value2… là mảng hay dãy dữ liệu.
Ví dụ.
3. Hàm COUNTIF: 
Hàm COUNTIF đếm các ô chứa giá trị số theo một điều kiện cho trước.
Cú pháp:
COUNTIF(Range, Criteria)
Các tham số:
- Range: Dãy dữ liệu mà bạn muốn đếm.
- Criteria: Là tiêu chuẩn cho các ô được đếm. 
Ví dụ:
= COUNTIF(B3:B11,”>100″): (Đếm tất cả các ô trong dãy B3:B11 có chứa số lớn hơn 100) 
IV. NHÓM HÀM CHUỖI. 
1. Hàm LEFT:
Trích các ký tự bên trái của chuỗi nhập vào.
Cú pháp: LEFT(Text,Num_chars)
Các đối số: 
- Text: Chuỗi văn bản.
- Num_Chars: Số ký tự muốn trích.
Ví dụ:
=LEFT(Tôi tên là,3) = “Tôi”
2. Hàm RIGHT:
Trích các ký tự bên phải của chuỗi nhập vào.
Cú pháp: RIGHT(Text,Num_chars)
Các đối số: tương tự hàm LEFT.
Ví dụ:
=RIGHT(Tôi tên là,2) = “là”
3. Hàm MID:
Trích các ký tự từ số bắt đầu trong chuỗi được nhập vào.
Cú pháp:
MID(Text,Start_num, Num_chars)
Các đối số:
- Text: chuỗi văn bản.
- Start_num: Số thứ tự của ký tự bắt đầu được trích.
- Num_chars: Số ký tự cần trích.
4. Hàm UPPER:
Đổi chuỗi nhập vào thành chữ hoa.
Cú pháp: UPPER(Text)
5. Hàm LOWER:
Đổi chuỗi nhập vào thành chữ thường.
Cú pháp: LOWER(Text)
6. Hàm PROPER:
Đổi ký từ đầu của từ trong chuỗi thành chữ hoa.
Cú pháp: PROPER(Text)
Ví dụ: 
=PROPER(phan van a) = “Phan Van A”
7. Hàm TRIM:
Cắt bỏ các ký tự trắng ở đầu chuỗi và cuối chuỗi.
Cú pháp: TRIM(Text) 
V. NHÓM HÀM NGÀY THÁNG. 
1. Hàm DATE:
Hàm Date trả về một chuỗi trình bày một kiểu ngày đặc thù.
Cú pháp: DATE(year,month,day)
Các tham số:
- Year: miêu tả năm, có thể từ 1 đến 4 chữ số. Nếu bạn nhập 2 chữ số, theo mặc định Excel sẽ lấy năm bắt đầu là: 1900.(Ví dụ)
- Month: miêu tả tháng trong năm. Nếu month lớn hơn 12 thì Excel sẽ tự động tính thêm các tháng cho số miêu tả năm.(Ví dụ)
- Day: miêu tả ngày trong tháng. Nếu Day lớn hơn số ngày trong tháng chỉ định, thì Excel sẽ tự động tính thêm ngày cho số miêu tả tháng.(Ví dụ)
Lưu ý:
- Excel lưu trữ kiểu ngày như một chuỗi số liên tục, vì vậy có thể sử dụng các phép toán cộng (+), trừ (-) cho kiểu ngày.(Ví dụ)
2. Hàm DAY:
Trả về ngày tương ứng với chuỗi ngày đưa vào. Giá trị trả về là một số kiểu Integer ở trong khoảng từ 1 đến 31.
Cú pháp: DAY(Serial_num)
Tham số:
Serial_num: Là dữ liệu kiểu Date, có thể là một hàm DATE hoặc kết quả của một hàm hay công thức khác.(Ví dụ)
3. Hàm MONTH:
Trả về tháng của chuỗi ngày được mô tả. Giá trị trả về là một số ở trong khoảng 1 đến 12.
Cú pháp: MONTH(Series_num)
Tham số: 
Series_num: Là một chuỗi ngày, có thể là một hàm DATE hoặc kết quả của một hàm hay công thức khác. (Ví dụ)
4. Hàm YEAR:
Trả về năm tương ứng với chuỗi ngày đưa vào. Year được trả về là một kiểu Integer trong khoảng 1900-9999.
Cú pháp: YEAR(Serial_num)
Tham số:
Serial_num: Là một dữ liệu kiểu ngày, có thể là một hàm DATE hoặc kết quả của một hàm hay công thức khác.(ví dụ)
5. Hàm TODAY:
Trả về ngày hiện thời của hệ thống.
Cú pháp: TODAY()
Hàm này không có các đối số.
6. Hàm WEEKDAY:
Trả về số chỉ thứ trong tuần.
Cú pháp:
WEEKDAY(Serial, Return_type)
Các đối số: 
- Serial: một số hay giá trị kiểu ngày.
- Return_type: chỉ định kiểu dữ liệu trả về. 
VI. HÀM VỀ THỜI GIAN. 
1. Hàm TIME:
Trả về một chuỗi trình bày một kiểu thời gian đặc thù. Giá trị trả về là một số trong khoảng từ 0 đến 0.99999999, miêu tả thời gian từ 0:00:00 đến 23:59:59.
Cú pháp:
TIME(Hour,Minute,Second)
Các tham số: Được tính tương tự ở hàm DATE.
- Hour: miêu tả giờ, là một số từ 0 đến 32767. 
- Minute: miêu tả phút, là một số từ 0 đến 32767.
- Second: miêu tả giây, là một số từ 0 đến 32767.
2. Hàm HOUR:
Trả về giờ trong ngày của dữ liệu kiểu giờ đưa vào. Giá trị trả về là một kiểu Integer trong khoảng từ 0 (12:00A.M) đến 23 (11:00P.M).
Cú pháp: HOUR(Serial_num)
Tham số:
Serial_num: Là dữ liệu kiểu Time. Thời gian có thể được nhập như:
- Một chuỗi kí tự nằm trong dấu nháy (ví dụ “5:30 PM”)
- Một số thập phân (ví dụ 0,2145 mô tả 5:08 AM)
- Kết quả của một công thức hay một hàm khác.
3. Hàm MINUTE:
Trả về phút của dữ liệu kiểu Time đưa vào. Giá trị trả về là một kiểu Integer trong khoảng từ 0 đến 59.
Cú pháp: MINUTE(Serial_num)
Tham số:
Serial_num: Tương tự như trong công thức HOUR.
4. Hàm SECOND:
Trả về giây của dữ liệu kiểu Time đưa vào. Giá trị trả về là một kiểu Integer trong khoảng từ 0 đến 59.
Cú pháp: SECOND(Serial_num)
Tham số:
Serial_num: Tương tự như trong công thức HOUR.
5. Hàm NOW:
Trả về ngày giờ hiện thời của hệ thống.
Cú pháp: NOW()
Hàm này không có các đối số. 
VII. NHÓM HÀM DÒ TÌM DỮ LIỆU. 
1. Hàm VLOOKUP:
Tìm ra một giá trị khác trong một hàng bằng cách so sánh nó với các giá trị trong cột đầu tiên của bảng nhập vào.
Cú pháp:
VLOOKUP(Lookup Value, Table array, Col idx num, [range lookup])
Các tham số:
- Lookup Value: Giá trị cần đem ra so sánh để tìm kiếm. 
- Table array: Bảng chứa thông tin mà dữ liệu trong bảng là dữ liệu để so sánh. Vùng dữ liệu này phải là tham chiếu tuyệt đối.
Nếu giá trị Range lookup là TRUE hoặc được bỏ qua, thì các giá trị trong cột dùng để so sánh phải được sắp xếp tăng dần.
- Col idx num: số chỉ cột dữ liệu mà bạn muốn lấy trong phép so sánh. 
- Range lookup: Là một giá trị luận lý để chỉ định cho hàm VLOOKUP tìm giá trị chính xác hoặc tìm giá trị gần đúng. + Nếu Range lookup là TRUE hoặc bỏ qua, thì giá trị gần đúng được trả về.
Chú ý:
- Nếu giá trị Lookup value nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất trong cột đầu tiên của bảng Table array, nó sẽ thông báo lỗi #N/A.
Ví dụ:
=VLOOKUP(F11,$C$20:$D$22,2,0)
Tìm một giá trị bằng giá trị ở ô F11 trong cột thứ nhất, và lấy giá trị tương ứng ở cột thứ 2. 
2. Hàm HLOOKUP:
Tìm kiếm tương tự như hàm VLOOKUP nhưng bằng cách so sánh nó với các giá trị trong hàng đầu tiên của bảng nhập vào.
Cú pháp:
HLOOKUP(Lookup Value, Table array, Col idx num, [range lookup])
Các tham số tương tự như hàm VLOOKUP.
3. Hàm INDEX:
Trả về một giá trị hay một tham chiếu đến một giá trị trong phạm vi bảng hay vùng dữ liệu.
Cú pháp:
INDEX-(Array,Row_num,Col_num)
Các tham số:
- Array: Là một vùng chứa các ô hoặc một mảng bất biến.
Nếu Array chỉ chứa một hàng và một cột, tham số Row_num hoặc Col_num tương ứng là tùy ý.
Nếu Array có nhiều hơn một hàng hoặc một cột thì chỉ một Row_num hoặc Col_num được sử dụng.
- Row_num: Chọn lựa hàng trong Array. Nếu Row_num được bỏ qua thì Col_num là bắt buộc.
- Col_num: Chọn lựa cột trong Array. Nếu Col_num được bỏ qua thì Row_num là bắt buộc.

Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

Hơn 60 phím tắt không thể không biết với người dùng Windows

Phím tắt giúp người dùng sử dụng máy tính hiệu quả hơn thông qua việc kết hợp các phím với nhau để gọi một tính năng nào đó, thay vì phải tìm chọn thủ công. Phím tắt tỏ ra cực kỳ hữu dụng trong những ứng dụng có quá nhiều tính năng, như Microsoft Office Word.
Bên dưới là danh sách 63 phím tắt thông dụng nhất dành cho việc quản lý trên Windows, cũng như soạn thảo văn bản, lướt web.
Hơn 60 phím tắt không thể không biết với người dùng Windows
Vị trí các phím bấm trên một bộ bàn phím chuẩn.

Phím tắt chung:

1. Ctrl + C: Sao chép
2. Ctrl + X: Cắt (Cut)
3. Ctrl + V: Dán (Paste)
4. Ctrl + Z: Quay lại thời điểm trước đó (Undo)
5. Shift + Delete: Xóa thẳng tập tin/thư mục mà không cần giữ lại trong thùng rác.
6. Ctrl + một phím di chuyển (trái/phải/lên/xuống): Chọn nhiều tập tin/thư mục rời rạc.
7. Ctrl + Shift + một phím di chuyển (trái/phải/lên/xuống): Chọn nhiều tập tin/thư mục liên tục.
8. Ctrl + Shift + dùng chuột kéo đi: Tạo shortcut cho tập tin/thư mục đã chọn.
9. Ctrl + phím di chuyển sang phải: Đưa trỏ chuột tới cuối từ đang đứng sau nó.
10. Ctrl + phím di chuyển sang trái: Đưa trỏ chuột lên ký tự đầu tiên của từ trước nó.
11. Ctrl + phím di chuyển xuống: Đưa trỏ chuột đến đầu đoạn văn tiếp theo.
12. Ctrl + phím di chuyển lên: Đưa con trỏ chuột đến đầu đoạn văn trước đó.
13. Ctrl + A: Chọn tất cả
14. F3: Mở tính năng tìm kiếm tập tin/thư mục trong My Computer.
15. Alt + Enter: Mở cửa sổ Properties của tập tin/thư mục đang chọn.
16. Alt + F4: Đóng một chương trình.
17. Ctrl + F4: Đóng cửa số hiện hành của trong chương trình đang thực thi.
18. Alt + Tab: Chuyển đổi qua lại giữa các chương trình đang chạy
19. Alt + Esc: Chọn có thứ tự một cửa sổ khác đang hoạt động để làm việc.
20. F4: Mở danh sách địa chỉ trong mục Address của My Computer.
21. Ctrl + Esc: Mở Start Menu, thay thế phím Windows.
22. Alt + nhấn chuột: Di chuyển nhanh đến một phần của văn bảng từ mục lục.
23. F5: Làm tươi các biểu tượng trong cửa sổ hiện hành.
24. Backspace: Trở lại danh mục trước đó, tương tự Undo.
25. Giữ phím Shift khi vừa cho đĩa vào ổ đĩa quang: Không cho tính năng “autorun” của đĩa CD/DVD tự động kích hoạt.
26. Ctrl + Tab: Di chuyển qua lại giữa các thẻ của trình duyệt theo thứ tự từ trái sang phải.
27. Ctrl + Shift + Tab: Di chuyển qua lại giữa các thẻ của trình duyệt theo thứ tự từ phải sang trái.
28. Enter: Xác nhận dữ liệu đã nhập thay cho các nút của chương trình, như OK,...
29. F1: Mở phần trợ giúp của một phần mềm.
30. Tab: Di chuyển giữa các thành phần trên cửa sổ.

Với phím Windows:

31. Windows + Break: Mở cửa sổ System Properties.
32. Windows + D: Ẩn/hiện các cửa sổ.
33. Windows + M: Thu nhỏ cửa sổ hiện hành xuống thanh taskbar.
34. Windows + E: Mở My Computer.
35. Windows + F: Tìm kiếm chung.
36. Ctrl + Windows + F: Tìm kiếm dữ liệu trong My Computer.
37. Windows + F1: Xem thông tin hướng dẫn của hệ điều hành/
38. Windows + L: Ra màn hình khóa.
39. Windows + R: Mở cửa sổ Run.
40. Windows + U: Mở Ease of Access Center trong Control Panel.

Tính năng hệ thống:

41. Nhấn giữ phím Shift bên phải trong 8 giây: Tắt/mở FilterKeys.
42. Alt trái + Shift trái + Print Screen: Tắt/mở High Contrast.
43. Alt trái + Shift phải + Numlock: Tắt/mở MouseKeys.
44. Nhấn phím Shift 5 lần: Tắt/mở StickyKeys either.

Trình soạn thảo:

45. Ctrl + O: Mở dữ liệu.
46. Ctrl + N: Tạo mới.
47. Ctrl + S: Lưu đè lên tập tin dữ liệu đã có.
48. Ctrl + W: Mở cửa sổ mới Đóng cửa sổ
49. Alt + F: Hiện danh sách thực đơn từ cửa sổ hiện tại.
50. Ctrl + P: Gọi tính năng in ấn từ ứng dụng đang chạy.
51. Ctrl + F10: Phóng to/thu nhỏ cửa sổ ứng dụng.
52. F2: Đổi tên tập tin/thư mục

Dành cho Internet Explorer:

53. Ctrl + B: Mở danh sách địa chỉ yêu thích của trình duyệt.
54. Ctrl + E: Di chuyển đến thanh tìm kiếm của trình duyệt.
55. Ctrl + F: Tìm kiếm thông minh trên website đang mở.
56. Ctrl + H: Mở lịch sử lướt web.
57. Ctrl + I: Mở cây thư mục quản lý địa chỉ yêu thích.
58. Ctrl + L: Hiển thị hộp thoại nhập địa chỉ trang web cần truy cập.
59. Ctrl + N: Tạo mới một cửa sổ trình duyệt web.
60. Ctrl + R: Làm mới lại dữ liệu đang hiển thị từ một website.
61. Ctrl + F5: Làm mới lại trang web mà xóa bỏ dữ liệu cũ đang có trong Cache.
62. Ctrl + T: Mở thẻ mới.
63. Ctrl + W: Tắt thẻ hiện tại.
Bạn thân thuộc nhất với phím tắt nào? Nếu bạn biết thêm những phím tắt mà chưa có trong danh sách này thì hãy cùng chia sẻ với mọi người nhé!

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013

Phím tắt vào Bios, chọn Boot Asus, Dell, Hp, Sony Vaio, Acer

Phím tắt vào Bios Asus, Dell, Hp, Sony Vaio, Acer. Các bước vào Bios, chọn Boot hay Recovery đều làm khi các bạn bật máy lên và nhấn luôn nhé, không có tác dụng khi đã vào win.
phim-tat-vao-bios-chon-boot-recovery-asus-acer-dell-lenovo-hp-vaio
Trước khi cài lại hay repair windows việc thiết lập boot là rất quan trọng đối với một số loại máy tính không boot ổ đĩa đầu tiên, bạn sẽ cần phải thiết lập lại đôi chút. Những phím tắt vào Bios, chọn Boot Asus, Dell, Hp, Sony Vaio, Acer dưới đây sẽ hỗ trợ bạn.

Chọn boot và vào Bios máy tính Asus 

Chọn boot——-nhấn ESC
Vào Bios——-nhấn F2

Chọn Boot, vào Bios và recovery với máy tính Dell

Vào Bios——-nhấn F2
Chọn boot——-nhấn F12
Recovery———-nhấn F8 rồi chọn Repair your Computer

Vào Bios, chọn Bios và recovery với máy tính HP

Vào Bios ——nhấn F10
Chọn boot – —nhấn F9
Recovery— —nhấn F11

Vào Bios và recovery máy tính SONY VAIO 

Vào Bios ——- nhấn F2
Recovery ——–nhấn F10
SONY VAIO mặc định là boot ổ CD/DVD đầu tiên nên việc chọn boot cũng không cần thiết.

Chọn Boot, vào Bios và recovery với máy tính Lenovo Thinkpad 

Vào Bios——–nhấn F1
Chọn boot——-nhấn F12
Recovery——–nhấn phím xanh ThinkVantage

Chọn Boot, vào Bios với máy tính Acer

Vào Bios——–nhấn F2
Chọn boot——-nhấn F12
Thường thì chức năng menu boot bị ẩn đi phải vào enable mới bấm F12 được.

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

8 công dụng không ngờ của Task Manager

Task Manager là một công cụ quan trọng cho tất cả các người dùng Windows. Ứng dụng này sẽ cho biết vì sao máy của bạn đang chạy chậm và cũng sẽ cho phép bạn tìm ra các chương trình đang tốn nhiều tài nguyên, bất kể đó là CPU, RAM, ổ cứng hay tài nguyên mạng.
8 công dụng không ngờ của Task Manager

Mở Task Manager

Windows cho phép bạn mở Task Manager theo nhiều cách:
- Phím tắt: Nhấn Ctrl + Shift + Escape (Esc) ở bất cứ nơi nào trên Windows.
- Chuột: Click chuột phải lên thanh taskbar và chọn Start Task Manager.
- Phương pháp truyền thống: Nhấn Ctrl + Alt + Del và chọn Start Task Manager.

Xem các phần mềm đang tốn nhiều CPU và RAM

Task Manager sẽ mở thẻ (tab) Applications ngay sau khi được mở ra, cho phép bạn theo dõi các ứng dụng đang mở và đóng chúng lại với nút End Task. Tính năng này sẽ hoạt động ngay cả khi các ứng dụng đang bị treo.
8 công dụng không ngờ của Task Manager
Tab mặc định sẽ không tiết lộ cho bạn mức độ sử dụng tài nguyên. Tab này cũng sẽ không cho thấy các ứng dụng đang chạy trên nền (không có cửa sổ chính).
Hãy chuyển sang thẻ Processes để xem tất cả các tiến trình đang chạy trên máy bạn, bao gồm cả các ứng dụng có cửa sổ chính và các ứng dụng đang chạy nền dưới khay hệ thống (system tray - khu vực bên phải của taskbar) cũng như các ứng dụng "ẩn" hoàn toàn bên trong hệ điều hành.
Theo mặc định, Task Manager chỉ hiển thị các tiến trình được thực hiện bởi tài khoản người dùng hiện tại của bạn. Để xem tất cả các tiến trình đang chạy trên máy bạn, hãy nhấn nút "Show processes from all users".
8 công dụng không ngờ của Task Manager
Bạn cũng có thể chọn trình đơn View, chọn Select Columns và bật lựa chọn CPU Time. Chọn cột CPU Time để xem tiến trình nào sử dụng nhiều thời gian của vi xử lý nhất, nhờ đó bạn có thể phát hiện ra những tiến trình đã sử dụng nhiều tài nguyên CPU trong lúc bạn chưa theo dõi Task Manager.
8 công dụng không ngờ của Task Manager
Trên Windows 8, thẻ Processes cho thấy cả mức độ sử dụng CPU, bộ nhớ, đĩa cứng và tài nguyên mạng tại cùng một địa điểm. Bạn có thể tìm các thông tin này trên Windows 7, song chúng lại được hiển thị tại nhiều vị trí khác nhau.
8 công dụng không ngờ của Task Manager

Tắt các chương trình chạy ẩn

Một chương trình hoàn toàn có thể gặp lỗi không thể thoát hoàn toàn gây tốn tài nguyên của máy. Ví dụ, ngay cả khi bạn đã đóng một trò chơi bị lập trình lỗi, trò chơi này vẫn tiếp tục chạy ngầm và sử dụng rất nhiều CPU và RAM của bạn. Hãy chọn cách sắp xếp các tiến trình theo CPU, click chuột phải lên các ứng dụng dùng nhiều CPU nhất và chọn End Process để giải quyết lỗi này.
8 công dụng không ngờ của Task Manager

Kiểm tra mức độ sử dụng CPU và RAM tổng thể

Hãy chuyển sang thẻ Performance để xem mức độ sử dụng CPU và bộ nhớ RAM của Windows. Mục CPU Usage History cho thấy thông tin tổng hợp về quá trình sử dụng CPU, bên cạnh các biểu đồ riêng cho từng nhân của CPU. Mục Memory cho thấy mức độ sử dụng RAM của Windows trong một khoảng thời gian nhất định.
8 công dụng không ngờ của Task Manager
Nếu phát hiện thấy mức độ sử dụng CPU và RAM lên cao, hãy tìm cách đóng các chương trình đang sử dụng quá nhiều CPU và RAM mà bạn không cần dùng tới trên thẻ Processes. Nếu mức độ sử dụng CPU hoặc RAM của bạn lúc nào cũng ở mức cao, bạn nên cân nhắc nâng cấp RAM hoặc vi xử lý tốc độ cao hơn.

Kiểm tra mức độ sử dụng mạng của cả Windows

Nếu gặp vấn đề với kết nối Internet (web tải quá chậm, gọi Skype thường xuyên bị ngắt quãng...), bạn nên kiểm tra mức độ sử dụng mạng của Windows. Hãy mở thẻ Networking của Task Manager.
8 công dụng không ngờ của Task Manager
Bạn sẽ thấy biểu đồ sử dụng cho mỗi card mạng trên máy vi tính của mình, bao gồm mạng LAN và mạng Wi-fi. Bằng cách này bạn sẽ biết liệu có chương trình chạy ẩn nào trên máy đang làm mạng chậm lại hay không.
Trên Windows 8, bạn sẽ thấy thông tin về mạng được hiển thị trong thẻ Performance.
8 công dụng không ngờ của Task Manager

Kiểm tra mức độ sử dụng mạng của từng chương trình

Bạn có thể sẽ muốn biết từng ứng dụng đang sử dụng hết bao nhiêu phần băng thông của mình. Trên Windows 7, hãy chuyển sang thẻ Performance và chọn nút Resource Monitor để mở ứng dụng quản lý tài nguyên:
8 công dụng không ngờ của Task Manager
Trên thẻ Network của Resource Monitor, bạn sẽ thấy danh sách các ứng dụng đang sử dụng mạng và lưu lượng sử dụng của chúng. Lưu ý rằng mức độ sử dụng bao gồm tất cả các hoạt động được tiến hành qua mạng, tức là không chỉ các hoạt động tiến hành qua Internet mà còn cả các hoạt động giữa các máy vi tính khác nhau, giữa máy vi tính và các thiết bị khác (smartphone, tablet...) trên cùng mạng nội bộ.
Trên Windows 8, thẻ Processes sẽ cho bạn biết mức độ sử dụng mạng của từng tiến trình.

Kiểm tra mức độ sử dụng ổ cứng của từng tiến trình

Khi chuyển sang thẻ Disk trên Resource Monitor, bạn có thể thấy các ứng dụng đang đọc/ghi lên ổ cứng với tốc độ bao nhiêu. Nếu ổ cứng của bạn đang hoạt động chậm, công cụ này sẽ cho bạn thấy các chương trình nào đang sử dụng ổ cứng nhiều nhất.
8 công dụng không ngờ của Task Manager
Trên Windows 8, bạn có thể xem thông tin về mức độ sử dụng ổ cứng trên thẻ Processes của Task Manager.

Kiểm tra các ứng dụng khởi động cùng máy

Trên Windows 8, bạn có thể mở thẻ Startup để kiểm tra các ứng dụng được khởi động cùng máy.
Trên Windows 7, để thực hiện tác vụ này bạn sẽ phải mở chương trình msconfig bằng cách nhấn phímWindows + R, sau đó gõ "msconfig". Chương trình này cũng sẽ cho phép bạn kiểm soát các dịch vụ được khởi động cùng máy.
8 công dụng không ngờ của Task Manager
Trong msconfig, bạn có thể bật/tắt các chương trình khởi động cùng máy.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng CCleaner để kiểm soát các chương trình khởi động cùng máy.
Nếu muốn sử dụng một chương trình kiểm soát tiến trình cao cấp hơn, bạn có thể sử dụng Process Explorer do Microsoft cung cấp (miễn phí). Công cụ này sẽ cung cấp một số tính năng cao cấp mà Task Manager của Windows 7 và Windows 8 không có, ví dụ như khả năng xem các file và thư mục đang bị "khóa" bởi một chương trình và mở khóa chương trình này để chỉnh sửa file đó.