Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

8 công dụng không ngờ của Task Manager

Task Manager là một công cụ quan trọng cho tất cả các người dùng Windows. Ứng dụng này sẽ cho biết vì sao máy của bạn đang chạy chậm và cũng sẽ cho phép bạn tìm ra các chương trình đang tốn nhiều tài nguyên, bất kể đó là CPU, RAM, ổ cứng hay tài nguyên mạng.
8 công dụng không ngờ của Task Manager

Mở Task Manager

Windows cho phép bạn mở Task Manager theo nhiều cách:
- Phím tắt: Nhấn Ctrl + Shift + Escape (Esc) ở bất cứ nơi nào trên Windows.
- Chuột: Click chuột phải lên thanh taskbar và chọn Start Task Manager.
- Phương pháp truyền thống: Nhấn Ctrl + Alt + Del và chọn Start Task Manager.

Xem các phần mềm đang tốn nhiều CPU và RAM

Task Manager sẽ mở thẻ (tab) Applications ngay sau khi được mở ra, cho phép bạn theo dõi các ứng dụng đang mở và đóng chúng lại với nút End Task. Tính năng này sẽ hoạt động ngay cả khi các ứng dụng đang bị treo.
8 công dụng không ngờ của Task Manager
Tab mặc định sẽ không tiết lộ cho bạn mức độ sử dụng tài nguyên. Tab này cũng sẽ không cho thấy các ứng dụng đang chạy trên nền (không có cửa sổ chính).
Hãy chuyển sang thẻ Processes để xem tất cả các tiến trình đang chạy trên máy bạn, bao gồm cả các ứng dụng có cửa sổ chính và các ứng dụng đang chạy nền dưới khay hệ thống (system tray - khu vực bên phải của taskbar) cũng như các ứng dụng "ẩn" hoàn toàn bên trong hệ điều hành.
Theo mặc định, Task Manager chỉ hiển thị các tiến trình được thực hiện bởi tài khoản người dùng hiện tại của bạn. Để xem tất cả các tiến trình đang chạy trên máy bạn, hãy nhấn nút "Show processes from all users".
8 công dụng không ngờ của Task Manager
Bạn cũng có thể chọn trình đơn View, chọn Select Columns và bật lựa chọn CPU Time. Chọn cột CPU Time để xem tiến trình nào sử dụng nhiều thời gian của vi xử lý nhất, nhờ đó bạn có thể phát hiện ra những tiến trình đã sử dụng nhiều tài nguyên CPU trong lúc bạn chưa theo dõi Task Manager.
8 công dụng không ngờ của Task Manager
Trên Windows 8, thẻ Processes cho thấy cả mức độ sử dụng CPU, bộ nhớ, đĩa cứng và tài nguyên mạng tại cùng một địa điểm. Bạn có thể tìm các thông tin này trên Windows 7, song chúng lại được hiển thị tại nhiều vị trí khác nhau.
8 công dụng không ngờ của Task Manager

Tắt các chương trình chạy ẩn

Một chương trình hoàn toàn có thể gặp lỗi không thể thoát hoàn toàn gây tốn tài nguyên của máy. Ví dụ, ngay cả khi bạn đã đóng một trò chơi bị lập trình lỗi, trò chơi này vẫn tiếp tục chạy ngầm và sử dụng rất nhiều CPU và RAM của bạn. Hãy chọn cách sắp xếp các tiến trình theo CPU, click chuột phải lên các ứng dụng dùng nhiều CPU nhất và chọn End Process để giải quyết lỗi này.
8 công dụng không ngờ của Task Manager

Kiểm tra mức độ sử dụng CPU và RAM tổng thể

Hãy chuyển sang thẻ Performance để xem mức độ sử dụng CPU và bộ nhớ RAM của Windows. Mục CPU Usage History cho thấy thông tin tổng hợp về quá trình sử dụng CPU, bên cạnh các biểu đồ riêng cho từng nhân của CPU. Mục Memory cho thấy mức độ sử dụng RAM của Windows trong một khoảng thời gian nhất định.
8 công dụng không ngờ của Task Manager
Nếu phát hiện thấy mức độ sử dụng CPU và RAM lên cao, hãy tìm cách đóng các chương trình đang sử dụng quá nhiều CPU và RAM mà bạn không cần dùng tới trên thẻ Processes. Nếu mức độ sử dụng CPU hoặc RAM của bạn lúc nào cũng ở mức cao, bạn nên cân nhắc nâng cấp RAM hoặc vi xử lý tốc độ cao hơn.

Kiểm tra mức độ sử dụng mạng của cả Windows

Nếu gặp vấn đề với kết nối Internet (web tải quá chậm, gọi Skype thường xuyên bị ngắt quãng...), bạn nên kiểm tra mức độ sử dụng mạng của Windows. Hãy mở thẻ Networking của Task Manager.
8 công dụng không ngờ của Task Manager
Bạn sẽ thấy biểu đồ sử dụng cho mỗi card mạng trên máy vi tính của mình, bao gồm mạng LAN và mạng Wi-fi. Bằng cách này bạn sẽ biết liệu có chương trình chạy ẩn nào trên máy đang làm mạng chậm lại hay không.
Trên Windows 8, bạn sẽ thấy thông tin về mạng được hiển thị trong thẻ Performance.
8 công dụng không ngờ của Task Manager

Kiểm tra mức độ sử dụng mạng của từng chương trình

Bạn có thể sẽ muốn biết từng ứng dụng đang sử dụng hết bao nhiêu phần băng thông của mình. Trên Windows 7, hãy chuyển sang thẻ Performance và chọn nút Resource Monitor để mở ứng dụng quản lý tài nguyên:
8 công dụng không ngờ của Task Manager
Trên thẻ Network của Resource Monitor, bạn sẽ thấy danh sách các ứng dụng đang sử dụng mạng và lưu lượng sử dụng của chúng. Lưu ý rằng mức độ sử dụng bao gồm tất cả các hoạt động được tiến hành qua mạng, tức là không chỉ các hoạt động tiến hành qua Internet mà còn cả các hoạt động giữa các máy vi tính khác nhau, giữa máy vi tính và các thiết bị khác (smartphone, tablet...) trên cùng mạng nội bộ.
Trên Windows 8, thẻ Processes sẽ cho bạn biết mức độ sử dụng mạng của từng tiến trình.

Kiểm tra mức độ sử dụng ổ cứng của từng tiến trình

Khi chuyển sang thẻ Disk trên Resource Monitor, bạn có thể thấy các ứng dụng đang đọc/ghi lên ổ cứng với tốc độ bao nhiêu. Nếu ổ cứng của bạn đang hoạt động chậm, công cụ này sẽ cho bạn thấy các chương trình nào đang sử dụng ổ cứng nhiều nhất.
8 công dụng không ngờ của Task Manager
Trên Windows 8, bạn có thể xem thông tin về mức độ sử dụng ổ cứng trên thẻ Processes của Task Manager.

Kiểm tra các ứng dụng khởi động cùng máy

Trên Windows 8, bạn có thể mở thẻ Startup để kiểm tra các ứng dụng được khởi động cùng máy.
Trên Windows 7, để thực hiện tác vụ này bạn sẽ phải mở chương trình msconfig bằng cách nhấn phímWindows + R, sau đó gõ "msconfig". Chương trình này cũng sẽ cho phép bạn kiểm soát các dịch vụ được khởi động cùng máy.
8 công dụng không ngờ của Task Manager
Trong msconfig, bạn có thể bật/tắt các chương trình khởi động cùng máy.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng CCleaner để kiểm soát các chương trình khởi động cùng máy.
Nếu muốn sử dụng một chương trình kiểm soát tiến trình cao cấp hơn, bạn có thể sử dụng Process Explorer do Microsoft cung cấp (miễn phí). Công cụ này sẽ cung cấp một số tính năng cao cấp mà Task Manager của Windows 7 và Windows 8 không có, ví dụ như khả năng xem các file và thư mục đang bị "khóa" bởi một chương trình và mở khóa chương trình này để chỉnh sửa file đó.

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

10 lệnh hữu ích trong Windows bạn nên biết

Có một số việc bạn chỉ có thể thực hiện từ việc gõ dòng lệnh trong Command Prompt hoặc PowerShell, trong khi đó các công cụ này không có tương tác đồ họa và khó sử dụng hơn so với những chương trình có giao diện cụ thể.
Lý do chính là Command Prompt được sử dụng để thực thi tệp tin batch, thực hiện các tác vụ một cách nhanh chóng, giúp bạn gỡ rối và giải quyết một số vấn đề của Windows khi hệ thống gặp sự cố. Tuy vậy, không phải hầu hết các lệnh trong Windows đều hữu ích và thường xuyên phải thực hiện. Với 10 dòng lệnh trong bài viết dưới đây rất có ích ngay cả khi bạn không phải là một người quản trị.
10 lệnh hữu ích trong Windows bạn nên biết

Ipconfig: Tìm hoặc thay đổi nhanh địa chỉ IP máy tính

Tuy bạn có thể tìm thấy địa chỉ IP của máy tính từ trong Control Panel, nhưng điều này cần phải thông qua một vài cú nhấp chuột. Lệnh ipconfig trong cửa sổ Command Prompt là cách nhanh nhất để xác định địa chỉ IP và các thông tin khác như địa chỉ Gateway mặc định, Subnet Mask.
10 lệnh hữu ích trong Windows bạn nên biết

Ipconfig /flushdns: Xóa toàn bộ dữ liệu trong bộ nhớ DNS

Nếu bạn thay đổi DNS server, hiệu ứng sẽ không nhất thiết phải diễn ra ngay lập tức. Khi đó Windows sử dụng một bộ nhớ đệm (cache) để lưu lại các phản ứng DNS nhận được nhằm tiết kiệm thời gian khi bạn truy cập vào địa chỉ cũ một lần nữa trong tương lai.
Như vậy để đảm bảo Windows nhận địa chỉ từ một DNS server mới thay vì sử dụng địa chỉ cũ trong cache, bạn chỉ cần chạy lệnh ipconfig /flushdns sau khi thay đổi DNS server của mình.
10 lệnh hữu ích trong Windows bạn nên biết

Ping: Kiểm tra kết nối với một máy tính khác

Khi gặp các vấn đề về kết nối với một trang web hoặc một máy tính khác trong mạng nội bộ, Windows đã cung cấp sẵn một lệnh giúp bạn test các kết nối để xác định tình trạng của mạng đó là lệnh Ping. Chỉ cần gõ Ping cùng với một địa chỉ IP hoặc địa chỉ trang web và Enter là xong.
10 lệnh hữu ích trong Windows bạn nên biết

Shutdown: Tạo một Shortcut tắt máy nhanh trong Windows 8

Lệnh Shutdown rất hữu ích trong Windows 8, bạn có thể sử dụng nó để tạo ra các shortcut cho riêng mình và đặt chúng trên màn hình Start Screen hoặc Desktop để dễ dàng tắt hoặc khởi động lại máy mà không cần phải truy cập vào thanh Charms.
Để thực hiện, hãy tạo một shortcut và nhập shutdown /s /t 0 nếu muốn tắt máy và shutdown /r /t 0 nếu muốn khởi động lại máy.
10 lệnh hữu ích trong Windows bạn nên biết

Recimg: Tạo điểm phục hồi tùy chỉnh trong Windows 8

Tính năng Refresh Your PC trong Windows 8 cho phép bạn phục hồi lại máy tính về trạng thái ban đầu từ một bản cài đặt Windows gọn nhất hoặc từ nhà sản xuất.
Bạn có thể tạo một điểm phục hồi tùy chỉnh tùy theo ý mình nhưng tính năng này lại bị ẩn trong Windows, vì vậy cần phải thực hiện với lệnh Recimg từ Command Prompt. Khi thực hiện lệnh này, bạn có thể loại bỏ bloatware cài đặt từ nhà sản xuất hoặc thêm các chương trình yêu thích vào điểm phục hồi của mình.
10 lệnh hữu ích trong Windows bạn nên biết

Wbadmin start backup: Tạo ảnh phục hồi hệ thống

Như bạn đã biết, Windows 8.1 đã loại bỏ giao diện Backup của Windows 7 – Nơi cho phép bạn dễ dàng tạo ảnh sao lưu hệ thống để phục hồi khi cần thiết. Ảnh hệ thống (System images) chứa một bản chụp lại toàn bộ hệ thống dưới một tệp tin duy nhất, do đó nó khác với Recovery Images của Windows 8.
Trong khi giao diện đồ họa đã được gỡ bỏ, quản trị hệ thống và chuyên viên máy tính vẫn có thể tạo ra bản sao lưu hệ thống bằng cách chạy lệnh Wbadmin start backup trong công cụ PowerShell.
10 lệnh hữu ích trong Windows bạn nên biết

Sfc /Scannow: Quét các tệp tin hệ thống

Windows bao gồm một công cụ gọi là System files checker dùng để quét toàn bộ các tệp tin hệ thống và tìm ra các vấn đề. Nếu các tệp tin hệ thống bị mất hoặc bị hỏng, công cụ này sẽ tự động sửa chúng. Để sử dụng System files checker, bạn hãy mở cửa sổ lệnh Command Prompt và gõ sfc /scannow.
10 lệnh hữu ích trong Windows bạn nên biết

Telnet: Kết nối với Telnet Servers

Telnet Client không được cài đặt mặc định nên bạn sẽ phải cài đặt nó từ trong Control Panel. Sau khi cài đặt, bạn có thể sử dụng lệnh Telnet để kết nối với các Telnet Server mà không cần cài đặt bất kỳ phần mềm nào của bên thứ ba. Tuy rằng chúng ta nên tránh sử dụng Telnet, nhưng nếu bạn đang kết nối trực tiếp với một thiết bị và nó yêu cầu bạn sử dụng Telnet để thiết lập một điều gì đó thì là vẫn phải thực hiện bình thường.
10 lệnh hữu ích trong Windows bạn nên biết

Cipher: Xóa dữ liệu vĩnh viễn

Lệnh Cipher chủ yếu được sử dụng cho việc quản lý mã hóa, nhưng nó cũng có một tùy chọn khác là cho phép bạn xóa vĩnh viễn tệp tin và đảm bảo không thể phục hồi được. Lệnh này rất có hiệu quả trong quá trình quét sạch một ổ đĩa mà không cần cài đặt bất cứ một công cụ nào khác.
Để sử dụng lệnh Cipher, bạn chỉ cần chỉ định một ổ đĩa hoặc một thư mục cụ thể chẳng hạn như: cipher /w:c: hoặccipher /w:c:\...
10 lệnh hữu ích trong Windows bạn nên biết

Netstat –an: Liệt kê các kết nối mạng và cổng

Lệnh Netstat là đặc biệt hữu ích, nó sẽ hiển thị tất cả các số liệu thống kê mạng khi được sử dụng với các tùy chọn khác nhau. Một trong những biến thể thú vị nhất của Netstat chính là Netstat –an, trong đó sẽ hiển thị một danh sách tất cả các kết nối mạng đang mở trên máy tính cùng với các cổng đang sử dụng và địa chỉ IP đã kết nối.
10 lệnh hữu ích trong Windows bạn nên biết

Có bao nhiêu nguyên nhân khiến Windows không nhận đủ RAM?

Nâng cấp RAM là một trong những công việc được coi là dễ nhất khi nâng cấp máy tính. Bạn chỉ cần mở hai cái nẹp (cố định thanh RAM ở 2 bên, thường là màu trắng), đặt thanh RAM vào khe cắm (cần chú ý chân cắm để cắm đúng vị trí) và kẹp lại để cố định. Thế là xong, bạn hào hứng bật máy lên và tận hưởng thành quả.
Nếu mọi thứ diễn ra suôn sẻ, thông thường hệ thống sẽ khởi động được và Windows sẽ nhận hết tổng dung lượng RAM có trên bo mạch. Tuy nhiên cũng có rất nhiều tình huống hệ thống khởi động được nhưng Windows lại không hiển thị đúng dung lượng RAM. Bài viết dưới đây sẽ giúp chỉ ra các nguyên nhân của tình trạng này cũng như giải pháp khắc phục.
Có bao nhiêu nguyên nhân khiến Windows không nhận đủ RAM?

Nguyên nhân đến từ hệ điều hành Windows

Sử dụng Windows 32 bit

Đây là tình huống mà nhiều bạn gặp phải nhất. Trên lý thuyết, dung lượng RAM tối đa mà Windows 32 bit hỗ trợ là 4GB. Tuy nhiên, trên thực tế thì Windows 32 bit chỉ nhận khoảng 3GB (cao nhất là cũng cỡ 3,3GB). Vì thế, nếu hệ thống của bạn có tổng dung lượng bộ nhớ lớn 4GB, bạn hãy cài Windows 64 bit để tận hưởng hiệu năng.
Có bao nhiêu nguyên nhân khiến Windows không nhận đủ RAM?

Sử dụng phiên bản Windows giới hạn dung lượng RAM

Một vấn đề khác liên quan đến Windows là giới hạn dung lượng RAM tối đa mỗi phiên bản, mà chúng ta hay phớt lờ. Bạn có thể tham khảo về giới hạn dung lượng RAM của Windows tại đây:
Có bao nhiêu nguyên nhân khiến Windows không nhận đủ RAM?
Chẳng hạn như đối với Windows 7, trên nền 32 bit, chỉ có phiên bản Stater (thường được sử dụng cho các netbook nhỏ gọn) bị giới hạn dung lượng RAM đến 2GB. Điều đó có nghĩa là nếu bạn mua thêm 1 thanh RAM 1GB gắn vào. Dù trên lý thuyết thì Windows 32 bit nhận hết 3GB nhưng vì đây là bản Starter có giới hạn 2GB RAM nên bạn chỉ thấy Windows nhận 2GB RAM.
Ví dụ, trên nền 64 bit, giả sử máy của bạn có đến 24GB RAM, nhưng bạn lại cài phiên bản Home Premium thì Windows chỉ nhận tối đa 16GB mà thôi. Muốn nhận hết 8GB còn lại thì bạn phải sử dụng phiên bản Professional trở lên.
Có bao nhiêu nguyên nhân khiến Windows không nhận đủ RAM?

Phần cứng

Bộ nhớ được phân bổ cho card đồ họa hoặc những phần cứng khác

Các thành phần phần cứng thường sử dụng một phần bộ nhớ RAM để phục vụ cho các nhu cầu xử lý. Bạn thường dễ thấy nhất là ở các card đồ họa tích hợp, chúng thường sử dụng một phần bộ nhớ RAM của hệ thống coi như là bộ nhớ đồ họa cho chúng (mà chúng ta thường gọi với một cái tên quen thuộc: Share RAM cho card đồ họa). Ngoài ra, còn một số thành phần cũng sử dụng một phần nhỏ bộ nhớ RAM, chẳng hạn như card mạng,…
Có bao nhiêu nguyên nhân khiến Windows không nhận đủ RAM?
Để xác định có bao nhiêu bộ nhớ RAM của bạn được dành riêng cho phần cứng và bao nhiêu RAM mà Windows sử dụng, bạn bấm chuột phải vào Computer chọn Properties. Bạn sẽ thấy tổng số lượng RAM mà Windows sử dụng được hiển thị bên cạnh tổng số bộ nhớ hiện có. Trong hình bên dưới: Đã có 0,1 GB bộ nhớ RAM được dành riêng cho phần cứng. Điều này cũng lý giải tình huống này: Rất nhiều máy có 4GB RAM nhưng Windows chỉ có thể sử dụng khoảng 3.8GB dù cài Windows 64 bit, vì một phần nhỏ được chia sẻ cho phần cứng.

Bo mạch chủ giới hạn bộ nhớ RAM

Một trong những nguyên nhân mà nhiều bạn thường phớt lờ đi. Bo mạch chủ đều có giới hạn dung lượng RAM. Thông thường bo mạch trên các dòng laptop phổ thông đều giới hạn dung lượng ở mức 8GB, ngoại trừ một số dòng chơi game, laptop cao cấp có giới hạn dung lượng ở mức 16GB, 32GB.
Còn trên desktop, các bo mạch thường giới hạn dung lượng ở mức 16GB. Những dòng bo mạch cao cấp thì giới hạn ở mức 32GB, 64GB. Bạn cần lưu ý có một số bo mạch đời cũ thậm chí còn giới hạn cả dung lượng thanh RAM trên mỗi khe cắm.
Có bao nhiêu nguyên nhân khiến Windows không nhận đủ RAM?
Để xác định hệ thống có nhận đủ dung lượng RAM sau khi nâng cấp không, bạn vào BIOS Setup (lúc máy khởi động, bạn bấm phím ESC, hay F1, F12 tùy vào nhà sản xuất) và xem mục Memory Information (một số bo mạch khác có thể sẽ hiển thị một cái tên tương đương). Nếu BIOS của bạn hiển thị đúng tổng dung lượng bộ nhớ RAM, nhưng Windows thì không nhận đủ, vậy vấn đề liên quan tới Windows. Nếu BIOS của bạn không hiển thị đủ tổng dung lượng bộ nhớ RAM, tức vấn đề có liên quan tới bo mạch.
Có bao nhiêu nguyên nhân khiến Windows không nhận đủ RAM?
Thông tin về bo mạch hỗ trợ tối đa bao nhiêu RAM, cũng như giới hạn dung lượng mỗi khe RAM, thì bạn có thể tra cứu trên website của nhà sản xuất.

RAM bị lỏng

Một tình huống cũng có thể xảy ra nếu như thao tác lắp RAM không có suôn sẻ. Một số bo mạch khiến cho việc lắp RAM trở nên khó khăn khi bạn cần phải sử dụng một lực khá mạnh để đẩy thanh RAM xuống. Nếu bạn đã lắp RAM rồi nhưng khi khởi động, hệ thống không nhận đầy đủ RAM (hoặc dung lượng RAM không có thay đổi sau khi lắp thêm RAM…). Lúc này, bạn cần phải tắt máy, tắt nguồn, tháo pin cẩn thận, kiểm tra lại và đảm bảo thanh RAM đã được gắn chặt, đã được kẹp ở hai đầu thanh RAM.
Có bao nhiêu nguyên nhân khiến Windows không nhận đủ RAM?

Lỗi RAM hoặc khe cắm RAM

Có một số trường hợp dù bạn đã gắn chặt RAM nhưng hệ thống vẫn không nhận thấy. Nguyên nhân có thể là RAM đã bị lỗi. Bạn có thể sử dụng công cụ kiểm tra lỗi của bộ nhớ RAM bằng cách: Bấm nút Start, tại khung Search bạn gõMemory Diagnostics Tool. Hoặc bạn có thể bấm phím TAB để chọn công cụ trong quá trình khởi động. Tuy nhiên, quá trình kiểm tra rất lâu và bạn phải kiên nhẫn chờ đợi.
Có bao nhiêu nguyên nhân khiến Windows không nhận đủ RAM?
Nếu bạn chuyển thanh RAM ở khe này qua khe khác, khe trước đó thì hệ thống nhận thấy được, nhưng khe kia thì hệ thống không nhận được. Nhiều khả năng nhất là khe RAM đó đã bị hư.

Một số nguyên nhân khác

Chắc hẳn cũng có nhiều bạn từng làm cách: Bấm Start, trong khung Search bạn gõ msconfig. Cửa sổ System Configuration hiện ra, bạn chọn thẻ Boot, chọn Advanced Options và bạn vô tình giới hạn dung lượng RAM khi Windows khởi động tại mục Maximum Memory.
Một khi bạn thấy dung lượng RAM bị mất khá nhiều cho dù đã kiểm tra hết tất cả các nguyên nhân trên, thì bạn nên nghĩ đến trường hợp này. Để khôi phục dung lượng RAM, bạn có thể bỏ chọn ô Maximum Memory, sau đó khởi động lại máy.
Có bao nhiêu nguyên nhân khiến Windows không nhận đủ RAM?

Kết

Thông thường thì nguyên nhân mất dung lượng RAM rơi vào các trường hợp trên và đây là những tình huống khá phổ biến. 

10 phím tắt vô giá cho người dùng máy tính

Với những phím tắt hữu ích này, bạn có thể làm được mọi việc rất nhanh mà gần như không cần phải sử dụng đến chuột.
Bill Gates từng tuyên bố rằng tổ hợp phím Ctrl + Alt + Del là một sai lầm, nhưng tổ hợp phím tắt này đã nhanh chóng trở thành một "ngôi sao" trong cộng đồng công nghệ. Bên cạnh Ctrl + Alt + Del, trên Windows và Mac còn có 10 tổ hợp phím khá hữu dụng mà không phải ai cũng biết.
10 phím tắt vô giá cho người dùng máy tính

1. Đóng cửa sổ chương trình ngay lập tức

Nếu sếp của bạn đột ngột đi về phía bạn khi bạn đang lướt Facebook, hoặc khi bạn bị bắt gặp trong lúc đang làm những công việc nhạy cảm trên máy tính, bạn có thể đóng cửa sổ ngay lập tức bằng tổ hợp phím sau:
  • Với máy tính chạy hệ điều hành Windows: Alt + F4
  • Với máy tính chạy hệ điều hành Mac: Apple + Q
Ngoài ra, tổ hợp phím Ctrl + W cũng có thể đóng tab hiện thời của trình duyệt và cửa sổ Windows Explorer đang mở.

2. Ẩn toàn bộ chương trình và trở về màn hình Desktop

Nếu bạn đang có quá nhiều cửa sổ trên màn hình và muốn truy cập ngay lập tức vào màn hình desktop, hãy sử dụng tổ hợp phím sau:
  • Với máy tính chạy hệ điều hành Windows: Windows + D
  • Với máy tính chạy hệ điều hành Mac: F11

3. Thêm dấu trang (bookmark)

Bạn có thể thêm dấu trang tới trang web ưa thích một cách nhanh chóng bằng cách nhấn sau:
  • Với máy tính chạy hệ điều hành Windows: Ctrl + D
  • Với máy tính chạy hệ điều hành Mac: Apple + D

4. Xóa vĩnh viễn

Khi bạn chắc chắn muốn xóa hoàn toàn một file hoặc thư mục nào đó (thay vì gửi file này tới thùng rác), hãy sử dụng cụm phím Shift + Delete trên Windows.

5. Phóng to/thu nhỏ nội dung

Khi bạn đang lướt web hoặc đang soạn thảo văn bản, có một cách rất dễ dàng để phóng to/thu nhỏ văn bản đang được hiển thị bằng cách nhấn các tổ hợp phím sau:
  • Với máy tính chạy hệ điều hành Windows: Nhấn Ctrl + cuộn chuột giữa lên (phóng to) hoặc xuống (thu nhỏ)
  • Với máy tính chạy hệ điều hành Mac: Phím Apple + biểu tượng dấu cộng (+) để phóng to; phím Apple + biểu tượng dấu trừ (-) để thu nhỏ.

6. Mở tab vừa đóng trên trình duyệt

Bạn đã từng vô tình đóng tab trên trình duyệt và không muốn mất thời gian xem mục lịch sử web (history) để mở lại tab này? Bạn có thể sử dụng cụm phím sau:
  • Với máy tính chạy hệ điều hành Windows: Ctrl + Shift + T
  • Với máy tính chạy hệ điều hành Mac: Apple + Z

7. Trở về địa chỉ cũ trên trình duyệt

Cả Windows và Mac đều cung cấp những cách rất dễ dàng để trở lại trang web mà bạn vừa duyệt trước đó:
  • Với máy tính chạy hệ điều hành Windows: Nhấn nút Backspace (←)
  • Với máy tính chạy hệ điều hành Mac: Apple + [

8. Vào thanh địa chỉ

Nhờ tổ hợp phím sau đây, bạn có thể nhanh chóng vào ô địa chỉ mà không cần tới chuột:
  • Với máy tính chạy hệ điều hành Windows: Ctrl + L; F6 hoặc Alt + D.
  • Với máy tính chạy hệ điều hành Mac: Apple + L
Ngoài ra, trên Windows Explorer, nhấn Alt + D hoặc F4 cũng sẽ đưa bạn tới thanh địa chỉ. Nhấn F3 sẽ đưa bạn tới ô tìm kiếm.

9. Thêm nhanh "http://www" và ".com" vào thanh địa chỉ trên trình duyệt

Khi muốn vào Google, bạn chỉ cần gõ "google" lên ô địa chỉ và sử dụng cụm các cụm phím sau:
  • Với máy tính chạy hệ điều hành Windows: Ctrl + Enter
  • Với máy tính chạy hệ điều hành Mac: Apple + Enter
Bằng cách này "google" sẽ được tự động chuyển thành "http://www.google.com". Các trang web khác cũng tương tự như vậy.

10. Mở tab mới trên trình duyệt

Khi muốn mở tab mới trên trình duyệt, bạn chỉ cần nhấn tổ hợp phím Ctrl + T.
Để kích hoạt chế độ ẩn danh trên Chrome, hãy nhấn Ctrl + Shift + N. Trên Firefox, hãy nhấn Ctrl + Shift + P.
Khi muốn mở đường dẫn sang một tab mới, thay vì tải trực tiếp lên tab bạn đang xem, hãy click phím chuột giữa (nút cuộn) lên đường dẫn này.