Thứ Năm, 8 tháng 5, 2014

Những lệnh Run thông dụng cho Windows bạn nên biết

Những lệnh Run thông dụng cho windows bạn nên biết. Tổng hợp những lệnh Run hữu dụng trong windows XP, windows 7, windows 8 và windows 8.1.
Với những lệnh Run này bạn có thể thao tác nhanh hơn, sử dụng máy tính chuyên nghiệp hơn đó.
Những lệnh Run thông dụng cho windows bạn nên biết
Lệnh Run cơ bản cho máy tính

Những lệnh Run thông dụng cho windows:

  • appwiz.cpl : mở cửa sổ Add/Remove Program
  • calc : Mở công cụ máy tính cá nhân
  • charmap: mở bảng có các kí tự đặc biệt mà bạn sẽ cần khi không thể tìm thấy nó trên bàn phím
  • chkdsk: sửa lỗi những file bị hỏng
  • cleanmgr : dọn dẹp ổ cứng (bạn có thể tùy chọn ổ để dọn dẹp)
  • clipbrd : mở cửa sổ xem trong bộ nhớ tạm của windows đang có gì
  • control : mở Control Panel
  • cmd : mở cửa sổ dòng lệnh
  • control mouse: mở bảng điều khiển chuột
  • dcomcnfg : mở bảng của những component serivices có trong windows.
  • debug : công cụ lập trình ngôn ngữ Assembly
  • drwatson : ghi lại và chụp lại những chương trình bị lỗi, crash trên windows
  • dxdiag : mở bảng chuẩn đoán DirectX
  • explorer : mở Windows Explorer
  • fontview : công cụ xem font ở dạng đồ họa
  • fsmgmt.msc: mở các folder đang chia sẻ.
  • firewall.cpl : sử dụng để chỉnh sửa, cấu hình tường lửa
  • ftp : chạy chương trình ftp
  • hostname : cho chúng ta biết tên của máy tính
  • hdwwiz.cpl : mở bảng Add Hardware
  • ipconfig : hiển thị thông số liên quan đến card mạng
  • logoff : lệnh để logoff máy tính
  • mmc : mở bảng console quản lý của Microsoft
  • mstsc : sử dụng để dùng remote desktop
  • mrc : công cụ loại bỏ các phần mềm độc
  • msinfo32 : công cụ xem thông tin hệ thống của Microsoft
  • nbtstat : hiển thị các stat và kết nối hiện thời đang sử dụng giao thức NetBIOS qua TCP/IP
  • nslookup : cho chúng ta biết hiện tại DNS server cục bộ
  • osk : sử dụng để mở bàn phím ảo
  • perfmon.msc: sử dụng để cấu hình hoạt động của màn hình
  • ping : gửi dữ liệu đến 1 host/Ip cụ thể
  • powercfg.cpl: sử dụng để cấu hình lựa chọn về sử dụng điện năng trong máy
  • regedit : công cụ chỉnh sửa Registry
  • regwiz : mở bảng Registration
  • sfc /scannow: sử dụng để kiểm tra file hệ thống
  • sndrec32 : mở Sound Recorder (trình ghi âm sẵn có của windows)
  • shutdown : để tắt windows
  • spider : mở game spider của windows
  • sndvol32 : chỉnh độ to của volume card âm thanh
  • sysedit : chỉnh sửa những file chạy khởi động
  • taskmgr : mở cửa sổ task manager
  • telephon.cpl: sử dụng để config modem
  • telnet : mở chương trình telnet
  • tracert : dùng để kiểm tra dấu vết và hiển thị đường đi đến các host trên internet.
  • winchat : công cụ chat của Microsoft
  • wmplayer : mở Windows Media Player
  • wab : mở cửa sổ địa chỉ của Windows
  • winword : sử dụng để mở ứng dụng Word của Windows
  • winipcfg : hiển thị cấu hình của IP
  • winver : dùng để kiểm tra phiên bản hiện tại của Windows
  • wupdmgr : cấu hình Update của Windows.
  • write : sử dụng để mở WordPad.
  • appwiz.cpl : mở cửa sổ Add/Remove Program
  • calc : Mở công cụ máy tính cá nhân
  • charmap: mở bảng có các kí tự đặc biệt mà bạn sẽ cần khi không thể tìm thấy nó trên bàn phím
  • chkdsk: sửa lỗi những file bị hỏng
  • cleanmgr : dọn dẹp ổ cứng (bạn có thể tùy chọn ổ để dọn dẹp)
  • clipbrd : mở cửa sổ xem trong bộ nhớ tạm của windows đang có gì
  • control : mở Control Panel
  • cmd : mở cửa sổ dòng lệnh
  • control mouse: mở bảng điều khiển chuột
  • dcomcnfg : mở bảng của những component serivices có trong windows.
  • debug : công cụ lập trình ngôn ngữ Assembly
  • drwatson : ghi lại và chụp lại những chương trình bị lỗi, crash trên windows
  • dxdiag : mở bảng chuẩn đoán DirectX
  • explorer : mở Windows Explorer
  • fontview : công cụ xem font ở dạng đồ họa
  • fsmgmt.msc: mở các folder đang chia sẻ.
  • firewall.cpl : sử dụng để chỉnh sửa, cấu hình tường lửa
  • ftp : chạy chương trình ftp
  • hostname : cho chúng ta biết tên của máy tính
  • hdwwiz.cpl : mở bảng Add Hardware
  • ipconfig : hiển thị thông số liên quan đến card mạng
  • logoff : lệnh để logoff máy tính
  • mmc : mở bảng console quản lý của Microsoft
  • mstsc : sử dụng để dùng remote desktop
  • mrc : công cụ loại bỏ các phần mềm độc
  • msinfo32 : công cụ xem thông tin hệ thống của Microsoft
  • nbtstat : hiển thị các stat và kết nối hiện thời đang sử dụng giao thức NetBIOS qua TCP/IP
  • nslookup : cho chúng ta biết hiện tại DNS server cục bộ
  • osk : sử dụng để mở bàn phím ảo
  • perfmon.msc: sử dụng để cấu hình hoạt động của màn hình
  • ping : gửi dữ liệu đến 1 host/Ip cụ thể
  • powercfg.cpl: sử dụng để cấu hình lựa chọn về sử dụng điện năng trong máy
  • regedit : công cụ chỉnh sửa Registry
  • regwiz : mở bảng Registration
  • sfc /scannow: sử dụng để kiểm tra file hệ thống
  • sndrec32 : mở Sound Recorder (trình ghi âm sẵn có của windows)
  • shutdown : để tắt windows
  • spider : mở game spider của windows
  • sndvol32 : chỉnh độ to của volume card âm thanh
  • sysedit : chỉnh sửa những file chạy khởi động
  • taskmgr : mở cửa sổ task manager
  • telephon.cpl: sử dụng để config modem
  • telnet : mở chương trình telnet
  • tracert : dùng để kiểm tra dấu vết và hiển thị đường đi đến các host trên internet.
  • winchat : công cụ chat của Microsoft
  • wmplayer : mở Windows Media Player
  • wab : mở cửa sổ địa chỉ của Windows
  • winword : sử dụng để mở ứng dụng Word của Windows
  • winipcfg : hiển thị cấu hình của IP
  • winver : dùng để kiểm tra phiên bản hiện tại của Windows
  • wupdmgr : cấu hình Update của Windows.
  • write : sử dụng để mở WordPad.

Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

10 lệnh Windows 7 quản trị mạng cần biết

Quản Trị Mạng – <>Có thể nói công cụ dòng lệnh vẫn còn nguyên giá trị trong các phiên bản hệ điều hành mới đây. Chúng giúp cho các quản trị viên mạng có thể thực hiện những thao tác kiểm tra cũng như có thể khắc phục được sự cố hệ thống. Trong hướng dẫn này chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn 10 lệnh cơ bản có thể thực hiện trên công cụ dòng lệnh trong Windows 7.

1: System File Checker

Các phần mềm mã độc thường cố gắng thay thế các file hệ thống lõi bằng các file khác để có thể chiếm quyền kiểm soát hệ thống. System File Checker có thể được sử dụng để thẩm định sự toàn vẹn của các file hệ thống Windows. Nếu nó tìm thấy bất cứ sự thay đổi nào đối với một file nào đó thì file đó sẽ được thay thế. Bạn có thể chạy System File Checker bằng cách sử dụng lệnh sau:
sfc /scannow

2: File Signature Verification

Một cách để xác minh tính toàn vẹn của hệ thống là bảo đảm rằng tất cả các file hệ thống đều được ký chữ ký số. Bạn có thể thực hiện điều này bằng công cụ File Signature Verification. Công cụ này được khởi chạy từ dòng lệnh nhưng sử dụng giao diện GUI. Nó sẽ cho bạn biết file hệ thống nào được ký chữ ký số và file nào không. Như một nguyên tắc, tất cả các file hệ thống sẽ đều được ký, mặc dù vậy vẫn có một số hãng phần cứng không thực hiện nguyên tắc này đối với các file driver của họ. Lệnh được sử dụng để khởi chạy công cụ File Signature Verification là:
sigverif

3: Driverquery

Driver thiết bị không đúng có thể dẫn đến một số vấn đề hệ thống. Nếu muốn xem driver nào được cài đặt trên hệ thống Windows 7, bạn có thể sử dụng công cụ driverquery. Đây là công cụ dòng lệnh cung cấp các thông tin về driver hiện đang được sử dụng. Lệnh có cú pháp:
driverquery
Nếu cần thêm thông tin, bạn có thể gắn thêm tham số –v. Một tùy chọn khác là –si, tham số này sẽ giúp công cụ hiển thị thông tin chữ ký cho driver. Đây là cú pháp thực hiện:
driverquery -v
driverquery -si

4: Nslookup

Công cụ nslookup có thể giúp bạn thẩm định xem sự phân giải tiên miền DNS hiện có làm việc đúng hay không. Khi chạy nslookup để kiểm tra tên host, công cụ sẽ hiển thị cho bạn cách tên miền được phân giải như thế nào cũng như máy chủ DNS nào được sử dụng trong quá trình tra cứu. Công cụ này cũng cực kỳ hữu dụng khi khắc phục sự cố các vấn đề có liên quan đến bản ghi DNS còn tồn tại nhưng không còn đúng với hiện hành.
Để sử dụng công cụ này, chỉ cần nhập lệnh nslookup, sau đó là tên host mà bạn muốn phân giải. Dưới đây là một ví dụ cụ thể:
nslookup dc1.contoso.com

5: Ping

Ping chắc chắn là một trong những công cụ đơn giản nhất trong số các lệnh chuẩn đoán. Nó được sử dụng để thẩm định kết nối TCP/IP ở mức độ cơ bản đối với một host nào đó. Để sử dụng lệnh này, bạn chỉ cần nhập lệnh, sau đó là tên địa chỉ IP của host muốn test. Ví dụ cụ thể như sau:
ping 192.168.1.1
Cần lưu ý rằng lệnh này chỉ làm việc nếu lưu lượng Internet Control Message Protocol (ICMP) được cho phép truyền thông giữa hai máy. Nếu tại một điểm nào đó tường lửa khóa chặn lưu lượng này thì quá trình thực hiện lệnh sẽ thất bại.

6: Pathping

Lệnh Ping có thể thông báo cho bạn biết hai máy tính có thể truyền thông với nhau hay không qua kết nối TCP/IP, tuy nhiên nếu lệnh ping thất bại, bạn sẽ không nhận được bất cứ thông tin nào liên quan đến nguyên nhân của lỗi. Đây chính là lúc bạn cần sử dụng đến tiện ích Pathping này.
Pathping được thiết kế cho các môi trường có một hoặc nhiều router tồn tại giữa các host. Nó sẽ gửi một loạt dữ liệu đến mỗi router nằm trong đường dẫn đến host đích với nỗ lực xác định xem liệu router vẫn hoạt động hay làm rớt các gói dữ liệu. Ở mức đơn giản nhất, cú pháp cho pathping khá giống với cú pháp của lệnh ping (mặc dù có một số tiếp lệnh khác có thể được sử dụng). Cú pháp thực hiện cơ bản như sau:
pathping 192.168.1.1

7: Ipconfig

Lệnh ipconfig được sử dụng để xem hoặc thay đổi địa chỉ IP của máy tính. Cho ví dụ, nếu muốn xem cấu hình IP đầy đủ của hệ thống Windows 7, bạn có thể sử dụng lệnh dưới dây:
ipconfig /all
Giả định rằng hệ thống đã thu thập được địa chỉ IP của nó từ máy chủ DHCP, khi đó bạn có thể sử dụng lệnh ipconfig để phóng thích và làm mới lại địa chỉ IP. Quá trình thực hiện đó như sau:
ipconfig /release
ipconfig /renew
Một điều thú vị nữa bạn có thể thực hiện với ipconfig là xóa bộ nhớ của DNS resolver. Điều này rất hữu dụng khi một hệ thống đang phân giải địa chỉ DNS không đúng. Lúc đó bạn có thể xóa DNS cache bằng lệnh này:
ipconfig /flushdns

8: Repair-bde

Nếu một ở cứng được mã hóa bằng BitLocker gặp sự cố, bạn có thể khôi phục lại dữ liệu bằng tiện ích mang tên repair-bde. Để sử dụng lệnh này, bạn cần có một ổ cứng khác để ghi tất cả các dữ liệu được khôi phục sang đó, cũng như khóa khôi phục BitLocker hoặc mật khẩu khôi phục. Cú pháp cơ bản của lệnh này như sau:
repair-bde <source> <destination> -rk | rp <source>
Bạn phải chỉ định ổ nguồn, ổ đích và khóa khôi phục hoặc mật khẩu khôi phục, cùng với đó là đường dẫn đến khóa khôi phục hay mật khẩu khôi phục. Đây là hai ví dụ về cách sử dụng tiện ích này:
repair-bde c: d: -rk e:recovery.bek
repair-bde c: d: -rp 111111-111111-111111-111111-111111-111111

9: Tasklist

Lệnh tasklist được thiết kế để cung cấp thông tin về các nhiệm vụ đang chạy trên hệ thống Windows 7. Ở mức cơ bản nhất, bạn có thể sử dụng lệnh với cú pháp như sau:
tasklist
Dù lệnh này có vô số tham số đi kèm nhưng chúng tôi chỉ đề cập đến hai tham số quan trọng. Một trong số đó là –m, tham số này sẽ làm cho tasklist hiển thị tất cả các modul DLL có liên quan đến nhiệm vụ nào đó. Tham số khác là –svc có tác dụng liệt kê các dịch vụ hỗ trợ cho mỗi nhiệm vụ. Đây là cú pháp thực hiện lệnh:
tasklist -m
tasklist -svc

10: Taskkill

Lệnh taskkill sẽ kết thúc một nhiệm vụ, có thể bằng tên hoặc bằng process ID. Cú pháp của lệnh rất đơn giản, bạn chỉ cần điền thêm vào sau lệnh -pid (process ID) hoặc -im (image name) và tên hoặc process ID của nhiệm vụ muốn kết thúc. Đây là hai ví dụ về cách thực hiện lệnh:
taskkill -pid 4104
taskkill -im iexplore.exe

Những câu lệnh tiện dụng trong Windows

Có một số việc mà nếu không dùng giao diện dòng lệnh bạn sẽ không thể thực hiện được trong Windows (hoặc làm được nhưng mất thời gian hơn nhiều). Đó là các công cụ không có giao diện đồ họa tương ứng, hoặc việc chạy trên giao diện dòng lệnh cho tốc độ nhanh hơn đáng kể.
Tất nhiên người viết không có tham vọng có thể giới thiệu được hết những câu lệnh của command promt và powershell, tuy nhiên dưới đây là những câu lệnh cần biết và thường được sử dụng nhất trênWindows, kể cả nếu bạn có quen với chế độ dòng lệnh hay không đi chăng nữa.
ipconfig : tìm thông tin về địa chỉ IP.
Những câu lệnh tiện dụng trong Windows
Có một nhu cầu rất tự nhiên của người dùng đó là biết địa chỉ IP của chiếc máy của mình. Và đây là một công việc thuộc loại có thể thực hiện bằng các menu đồ họa, nhưng lâu hơn rất rất nhiều so với thực hiện bằng câu lệnh.
Các thực hiện: sử dụng tổ hợp phím windows + R (để mở vào hộp thoại Run), gõ “cmd” và Enter để vào cửa sổ Command Prompt.
Tại dấu nhắc lệnh, gõ: ipconfig rồi Enter. Kết quả trả về sẽ là địa chỉ IP của (các) giao diện mạng mà ta đang có trên máy, cùng với dải mạng và địa chỉ default gateway. Lưu ý là ngoài giao diện mạng có địa chỉ IP mà ta đang có, thì câu lệnh này cũng hiển thị toàn bộ những giao diện mạng còn lại mà ta không kết nối đến (sẽ xuất hiện dòng “Media disconnected”).
ipconfig /flushdns – “làm tươi” lại hệ thống phân giải địa chỉ
Những câu lệnh tiện dụng trong Windows
Đây là công việc nên làm ngay sau khi bạn thay đổi hệ thống DNS của máy để làm công việc như vào facebook chẳng hạn. Lúc này trong hệ thống vẫn sử dụng bộ đệm của những kết quả phân giải địa chỉ được trả về trước đó, và đó là lý do người ta thường khuyên bạn khởi động lại trình duyệt hoặc khởi động lại máy sau khi đổi DNS để chắc chắn việc cập nhật thành công.
Với câu lệnh này thì bạn có thể thực hiện công việc trên bằng tay một cách nhanh chóng.
ping, tracert – kiểm tra kết nối mạng
Những câu lệnh tiện dụng trong Windows
Những công cụ tiêu chuẩn và cơ bản nhất để cả những người dùng thông thường lẫn dân quản trị mạng có thể kiểm tra kết nối cũng như khả năng hoạt động của mạng.
Khi bạn có vấn đề với việc kết nối đến một trang web chẳng hạn, cứ bật cửa sổ Command Prompt lên và gõ ping www.google.com (chẳng hạn thế), windows lúc này sẽ tiến hành gửi gói tin đến địa chỉ của website và phân tích kết quả trả về để cho biết tình trạng mạng hiện tại: độ trễ,ttl, đồng thời cũng hiển thị luôn địa chỉ IP của trang web phục vụ những mục đích khác.
Câu lệnh tracert thì sẽ tìm ra các “điểm dừng” trên đường của gói tin bạn gửi từ máy mình đến địa chỉ của website. Đây là công cụ cần thiết cho người quản trị khi xem xét lại hệ thống định tuyến trong hệ thống của mình.
Những câu lệnh tiện dụng trong Windows
shutdown – Tạo shorcut tắt máy nhanh cho Windows 8
Vấn đề của người dùng Windows 8 không quen dùng tổ hợp phím, đó là họ phải trải qua vài bước mới đến được nút shutdown quen thuộc trên các phiên bản Windows trước đây.
Giải quyết tình trạng đó, ta sẽ tạo một shortcut để việc ra lệnh tắt máy/restart máy diễn ra dễ dàng hơn.
Tại màn hình chính, ta phải chuột, chọn New/Shortcut. Trên hộp thoại hiện ra, ta gõ vào 1 trong các câu lệnh sau (tùy mục đích mà bạn chọn):
-      Tắt máy: shutdown /s /t 0 (số 0 là thời gian trước khi tắt máy)
-      Restart: shutdown /r /t 0
-      Restart và menu Startup Options: shutdown /r /o
Những câu lệnh tiện dụng trong Windows
Những câu lệnh tiện dụng trong Windows
Bạn đã có 1 shortcut để tắt máy nhanh trên màn hình
Sau đó chọn đến bước cuối cùng. Bạn đã có một shortcut trên màn hình để tắt máy nhanh. Bạn có thể phải chuột, chọn Properties, vào tab Shortcut, Change icon để chọn biểu tượng tắt máy như của các Windows trước đây cho dễ nhớ.
recimg – tạo ảnh đĩa cứu hộ hệ thống
Tùy chọn Refresh Your PC trong Windows 8 cho phép bạn đưa máy tính về trạng thái ban đầu – tức là về trạng thái ban đầu của bản Windows của bạn, hoặc về trạng thái khi mới xuất xưởng. Công cụ đồ họa để tạo ảnh đĩa cứu hộ hệ thống là có, nhưng nó là một tính năng ẩn và để bật được lại phải qua nhiều bước và menu khá lằng nhằng. Trong khi ấy, sử dụng câu lệnh recimg sẽ nhanh hơn nhiều. Nó cho phép bạn loại bỏ các phần mềm của nhà sản xuất, hay thêm các phần mềm bạn mong muốn vào trong ảnh đĩa cứu hộ của bạn.
sfc /scannow – Kiểm tra lỗi file system
Những câu lệnh tiện dụng trong Windows
Windows luôn có một công cụ dùng để kiểm tra/sửa lỗi của hệ thống file systems. Bạn sẽ thấy công cụ này tự động chạy chẳng hạn khi máy tính bị mất điện đột ngột hoặc bạn “lỡ tay” format nhầm (chưa xong hẳn) một phân vùng đĩa cứng chẳng hạn.
Câu lệnh này sẽ thực hiện việc này một cách ép buộc. Việc làm này là cần thiết nếu như hệ thống của bạn có dấu hiệu không ổn định hoặc có bad sector trên ổ cứng.
telnet – kiểm tra kết nối tới dịch vụ
Đây là dịch vụ bị ẩn đi trên Windows 7 hoặc Windows 8. Để có nó, bạn cài đặt trong menu Turn Windows features on or off (Telnet client). Tất nhiên bạn có thể sử dụng một chương trình bên ngoài như putty chẳng hạn, nhưng dù sao sử dụng trình mặc định của Windows cũng tiện lợi hơn.
Cách sử dụng ứng dụng này rất đơn giản, trong cửa sổ command prompt, bạn dùng lệnh telnet 192.168.1.20 (địa chỉ này là địa chỉ của máy cần được telnet đến), nếu đầu kia là một máy Telnet server thì yêu cầu truy nhập của bạn sẽ được chấp nhận.
cipher – Xóa an toàn dữ liệu
Những câu lệnh tiện dụng trong Windows
Bạn có bao giờ tự hỏi rằng, tại sao các trình khôi phục dữ liệu nhiều khi có thể hoạt động cực kỳ hiệu quả, khôi phục lại toàn bộ dữ liệu sau khi ổ cứng bị format sạch? Đó là vì việc bạn Delete dữ liệu trên Windows đơn thuần là xóa bỏ đường dẫn của hệ điều hành tới file/thư mục đó, khiến người dùng không thể truy cập đến đường dẫn ấy để lấy dữ liệu nữa, sẵn sàng cho việc ghi đè dữ liệu mới lên. Nếu chưa có dữ liệu ghi đè thì phần dữ liệu ấy hoàn toàn có thể được phục hồi.
Ciphe là câu lệnh dùng cho việc quản lý mã hóa, tuy nhiên nó cũng có khả năng ghi đè dữ liệu lên đĩa cứng, làm cho dữ liệu trên vùng đĩa đó sau khi đã xóa khó có khả năng phục hồi được. Lưu ý là công cụ này khuyến cáo không nên được sử dụng trên các ổ đĩa SSD vì việc ghi đè nhiều lần sẽ làm giảm tuổi thọ của các ổ đĩa này.
Để sử dụng công cụ này, ta gõ dòng lệnh:
Cipher /w:F:Test
Ở đây ta giả sử F:Test là thư mục mà ta cần “xóa dấu vết” khỏi ổ đĩa.
netstat -an – Hiển thị các kết nối mạng của các dịch vụ
Những câu lệnh tiện dụng trong Windows
netstat rất hay được dân quản trị mạng sử dụng để xem các kết nối hiện đang được thiết lập trên máy mình. Câu lệnh này với tùy chọn –an sẽ hiển thị các kết nối ấy cùng với số cổng đang được kết nối đó sử dụng để kết nối ra bên ngoài. Một công cụ rất mạnh cho việc phân tích hệ thống cũng như phân tích bảo mật.